Mục lục
Trong thời đại 4.0 không ngừng phát triển hiện nay, với sự cạnh tranh rất gay gắt của các thương hiệu, doanh nghiệp với nhau trên các nền tảng Social Media để có vị trí tốt nhất cho mình. Chính vì thế các Marketer cần phải thật thông minh và uyển chuyển, biết mình cần làm gì và thời điểm nào là thích hợp, chọn nền tảng nào để thực hiện thì mới có thể đứng vững trên thị trường hiện này.
Với bài viết này, CEOS sẽ cùng bạn tìm hiểu về 9 loại hình Social Media hiện nay để có những chiến lược hợp lý, phát triển cho doanh nghiệp của mình.
Trước khi tìm hiểu 9 nền tảng này, chúng ta cùng nắm cơ bản về Social Media là gì. Nói một cách dễ hiểu, Social Media là một kênh truyền thông mạng xã hội được tạo ra để cho tất cả mọi người có thể chia sẻ thông tin, liên hệ, trao đổi ý kiến, chia sẻ hình ảnh, cảm xúc, video,…Với đặc điểm tương tác mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, đây được cho là một trong những kênh phát triển Marketing Online tốt.
Nhắc đến thuật ngữ này sẽ khá quen thuộc, nhưng rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về chức năng của chúng. Với những nền tảng này, giúp cho người dùng chia sẻ thông tin nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cái cách truyền thông truyền thống.
Đây là nền tảng vô cùng tốt để thực hiện chiến lược liên quan đến Digital Marketing. Giúp doanh nghiệp thu hút và tăng traffic tự nhiên rất nhiều, cải thiện SEO tốt hơn. Từ đó có thể phát triển được thương hiệu doanh nghiệp rất tốt.
Ngoài lợi ích về khía cạnh kinh tế thì truyền thông xã hội Social Media còn mang lại nhiều giá trị về mặt xã hội, một phần có thể giúp ích cho ngành giáo dục phát triển. Internet được sử dụng quá phổ biến nên sẽ dễ dàng tìm được thông tin cần thiết với một chiếc smartphone thông minh.
Cuộc chạy đua Marketing của các doanh nghiệp vẫn luôn âm ỉ, để không là người bị bỏ lại phía sau, chúng ta cần phải trang bị cho mình rất nhiều. Dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 9 loại Social Media để có thể áp dụng cho chiến lược Marketing của mình một cách tốt nhất.
Đây là loại nền tảng Social Media phổ biến nhất hiện nay, được nhiều người dùng để chia sẻ, giao lưu với nhau, bên cạnh đó có thể chia sẻ tin tức, cập nhật trạng thái của mình. Đây sẽ là nền tảng tốt nhất cho Marketer vì có lượng người dùng đông nhất trong tất cả các loại còn lại và có khả năng tiếp cận họ tốt hơn.
Ví dụ: Facebook, Twitter, LinkedIn
Sự khác biệt này so với mạng xã hội chính là nền tảng này ưu tiên tập trung đăng bài dưới dạng video, hình ảnh, livestream. Người dùng sử dụng mạng này để tìm kiếm, chia sẻ video, hình ảnh,…
Ví dụ: Instagram, YouTube, TikTok, Snapchat
Có thể thấy Instagram là một ứng dụng chia sẻ ảnh miễn phí cho người dụng có thể chụp ảnh, chỉnh sửa hình ảnh và chia sẻ lên Instagram và các mạng xã hội khác.
Với nền tảng này người dùng sử dụng để thảo luận, tìm thông tin, chia sẻ tin tức, ý kiến của mình mà không lộ danh tính. Loại social media này tập hợp các cộng đồng có sẵn để có thể giải đáp thắc mắc bất cứ lúc nào cho người dùng ở rất nhiều lĩnh vực.
Ví dụ: Reddit, Quora, Digg
Như Quora: đâu là trang để hỏi đáp được người dùng sử dụng để tạo lập, biên tập và trả lời. Người dùng có thể chỉnh sửa câu hỏi hoặc gợi ý chỉnh sửa câu trả lời của những người dùng khác.
Với nền tảng Social Media này người dùng sẽ sử dụng để khám phá, chia sẻ, thảo luận, lưu nội dung hay và những xu hướng mới cho mình. Thông thường người dùng sử dụng nền tảng này để kiếm thông tin, nguồn cảm hứng, ý tưởng mới cho công việc, nhất là những ngành liên quan đến sáng tạo.
Ví dụ: Pinterest, Flipboard
Pinterest là một nền tảng giúp người dùng chia sẻ những hình ảnh theo dạng mạng xã hội, đăng lên và phân loại chính. Người dùng có thể tham khảo theo bộ sưu tập và đính vào bộ sưu tập của mình hoặc bằng cách like ảnh.
Với nền tảng này thì người dùng sử dụng để tìm, xem xét cũng như chia sẻ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, điểm đến, thương hiệu,…
Loại Social Media sẽ cung cấp cho người dùng nơi để có thể đánh giá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp,…mà người dùng quan tâm. Có thể nói tính năng đánh giá chính là giá trị cốt lõi của nền tảng này.
Ví dụ: Yelp, TripAdvisor
Nói về TripAdvisor bạn cũng đã biết nền tảng chuyên cung cấp các đánh giá liên quan đến du lịch. Trong đó người dùng có thể chia sẻ của mình về địa điểm du lịch, nơi lưu trú hoặc về ẩm thực của địa phương nào đó.
Với nền tảng này cho phép người dùng sử dụng công cụ để có thể xuất bản ra những nội dung kèm theo đó có thể có các tính năng như chia sẻ và nhận xét.
Ví dụ: WordPress, Tumblr, Medium
Chẳng hạn như Tumblr cho phép người sử dụng có thể đăng tải các nội dung đa phương tiện lên một trang blog, bên cạnh đó có thể theo dõi và ủng hộ blog của những người người dùng khác.
Khi nghe tên gọi của nó cũng đã hiểu sơ lược về nền tảng này. Với loại mạng xã hội này là sự kết hợp mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử và trải nghiệm tương tác trên mạng xã hội. Ở một số nền tảng khác vẫn có thể có yếu tố thương mại điện tử nhưng chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ không phải mục tiêu chính hướng tới người dùng.
Người dùng khi sử dụng nền tảng này có thể để phát hiện xu hướng, chia sẻ sản phẩm và mua hàng
Ví dụ: Polyvore, Etsy, Fancy
Etsy đây là nền tảng kết nối để mua và bán các sản phẩm thủ công, mang tính cổ điển. Người bán có thể thiết lập cả một cửa hàng trực tuyến trên đó để bán hàng.
Khi nhắc đến mạng này, mọi người sẽ biết nó cho phép người dùng ẩn danh của mình để trò chuyện, trút giận hoặc kể cả bắt nạt người khác khi ẩn danh. Thông thường người dùng sử dụng nền tảng này để xả hơi, trò chuyện với nhau.
Vi dụ: Whisper, Ask.fm, After School
Ask.fm – đây là trang người dùng ẩn danh của minh đi và đi hỏi những người dùng khác hoặc có thể trả lời những câu hỏi mà người dùng khi ẩn danh đặt ra cho mình.
Những mạng trên nền tảng này chủ yếu tập trung những người dùng có cùng chung sở thích hoặc những chủ đề cùng quan tâm. Những loại mạng khác có những không gian cho người chung sở thích tuy nhiên ở nền tảng này chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực duy nhất để có trải nghiệm tốt nhất. Những người dùng ở mạng này để kết nối với nhau bằng sự quan tâm hoặc sở thích chung.
Ví dụ: Goodreads, Houzz, Last.fm
Last.fm là mạng dành cho những nhạc sĩ và người yêu âm nhạc còn Goodreads dành cho các tác giả và những người đam mê về sách.
Hiện nay trên thị trường, tất cả các doanh nghiệp đều chạy đua với nhau để khai thác một cách triệt để Social Media. Chính vì thế, cần phải luôn cập nhật các xu hướng và tận dụng chúng một cách phù hợp và tốt nhất để không bị bỏ lại phía sau.
Xem thêm: KẾT HỢP SEO VÀ CONTENT MARKETING SAO CHO HIỆU QUẢ NHẤT